Cung cấp bê tông nhựa – bê tông asphalt

Bê tông nhựa nóng gồm các loại phổ biến sau:

-Bê tông nhựa nóng thường: Là một hỗn hợp bao gồm hỗn hợp cốt liệu (đá dăm, cát, bột khoáng) và chất kết dính (nhựa đường 60/70) được phối trộn đồng nhất với nhau theo một tỷ lệ nhất định tại điều kiện nhiệt độ cho phép. Hỗn hợp bê tông nhựa được dùng để thảm lớp mặt của nền đường nhằm mục đích bảo vệ nền hạ tránh sự tác động trực tiếp từ môi trường và phương tiện giao thông.

bảng giá tạm tính bê tông asphalt Vina68

– Bê tông nhựa nóng Polymer: Là một loại bê tông nhựa đặc biệt với thành phần chất kết dính là nhựa đường polymer, được thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 356-06 nhằm mục đích cải thiện một số đặc tính làm việc của bê tông nhựa thông thường để ứng dụng vào những hạng mục giao thông có yêu cầu kỹ thuật cao.

Ứng Dụng của bê tông nhựa nóng

Bê tông nhựa nóng được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng giao thông như đường nội bộ trong các khu công nghiệp, nhà máy, đường giao thông cấp 1, cấp 2, đường cao tốc, đường giao thông nông thôn, bãi đỗ xe,… chiếm trên 50% công trình thi công đường bộ tại Việt Nam.

Ưu điểm bê tông nhựa nóng

  • BTNN có khả năng chịu tải trọng động, chịu lực nén, chịu va đập tốt
  • Khả năng chống mài mòn cao và hạn chế phát sinh bụi trong quá trình hoạt tải di chuyển
  • Dễ dàng thi công, tạo độ bằng phẳng và cảm giác đi lại trên bề mặt êm.
  • Hạn chế được tiếng ồn trên các mặt cầu đường với lưu lượng xe cơ giới qua lại.
  • Dễ dàng bảo trì và linh hoạt trong việc thi công sửa chữa trực tiếp trên bề mặt lớp cũ.
  • Bề mặt đường giao thông bằng BTN nóng có tính thẩm mĩ cao.

Chính vì vậy kết cấu mặt đường giao thông ứng dụng BTNN mang lại những lợi ích to lớn. BTNN có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Nâng cao đời sống và phát triển kinh tế bằng những công trình giao thông tốt và bền vững.

Nhược điểm của bê tông nhựa nóng

  • Do bê tông nhựa màu sẫm vì vậy hạn chế tầm nhìn vào ban đêm. Tuy nhiên, vấn đề này thường được xử lý bằng hệ thống biển báo, vạch chỉ đường, lan can có phản quang.
  • Khi nhiệt độ ngoài trời cao mặt đường bằng BTN giảm cường độ. Đồng thời mặt đường BTN hấp thụ nhiệt khá cao làm cảm giác nóng bức càng tăng lên.
  • Trong điều kiện nước đọng thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến bề mặt. Giảm cường độ và có thể dễ bị sói mòn.
  • Bề mặt đường dễ bị trơn trượt nếu ma xát kém trong thời tiết ẩm ướt.
  • Trong trường hợp sửa chữa không đúng quy trình. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mưa gió lâu ngày rất dễ làm hỏng đường. Việc này dấn đến phải sửa chữa, chắp vá bề mặt đường thường xuyên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *